Bạch Công Quán

2022-05-26

Các địa danh cách mạng Sa Bình Bá(Shapingba) nhân văn ---- Bạch Công Quán

Bạch Công Quán nằm dưới chân núi Ca Lạc, khu Sa Bình Bá(Shapingba), thành phố Trùng Khánh, là di tích cách mạng tưởng nhớ các vị anh hùng liệt sĩ, nguyên là ngôi biệt thự nằm ở ngoại ô của quân phiệt Tứ Xuyên Bạch Câu(BaiJu). Bạch Câu(Bai Ju) lấy biệt danh "Hương Sơn Cư Sĩ ” của nhà thơ Bạch Cư Dịch(Bai Juyi) để đặt tên cho ngôi biệt thự là “Biệt thự Hương Sơn”.

Năm 1939, Đới Lạp(DaiLi) mua ngôi biệt thự này với số tiền lớn và cải tạo thành nhà tù để hãm hại các vị tiền bối cách mạng. Năm 1943,"Viện Hợp tác Kỹ thuật Đặc biệt Trung -Mỹ" (Sino-American SpecialTechnical Cooperative Organization) được thành lập, và Bạch Công Quán là nhà khách thứ ba của Viện Hợp tác Trung - Mỹ, những người bị bắt giam tại đây buộc phải di chuyển đến Tra Tử Động(CinderCave) gần đó. Sau thắng lợi của Cuộc kháng chiến chống Nhật, Bạch Công Quán trở thành một trại tạm giam đặc biệt để giam giữ những kẻ Hán gian lớn như Châu Phật Hải(Zhou Fohai). Vào cuối năm 1946, trại tạm giam Tra Tử Động bị đóng cửa,và tất cả những người bị bắt giam ở đây lại di chuyển về Bạch Công Quán, trực thuộc Cục Bảo Mật Bộ Quốc Phòng Quốc Dân Đảng quản lý, đơn vị cải tổ từ Cục điều tra và thống kê quân ủy chính phủ Quốc Dân. Ngoài ra, hơn 20 người thuộc trại tạm giam số 2 hành dinh Trùng Khánh bị giam giữ tại đây. Ngày 27/11/1949, Đặc vụ của Cục điều tra và thống kê quân ủy chính phủ Quốc Dân trắng trợn tàn sát các vị tiền bối cách mạng bị giam cầm tại đây, gần 30 người bị thiệt mạng. Một người may mắn sống sót sau khi bị bắn vài phát đạn ở pháp trường; 19 người trốn thoát được với sự giúp đỡ của người quản ngục.

Những câu chuyện cảm động: thêu cờ đỏ trong tù

Chuyện thêu cờ đỏ là câu chuyện cảm động nhất trong bộ phim "Sống mãi trong biển lửa" (Living Forever in Burning Flames) và vở ca kịch "Chị Giang" (Jiangjie). Câu chuyện này không phải diễn ra tại nhà tù nữ ở Tra Tử Động, mà là ở phòng giam số hai của nhà tù nam trong Bạch Công Quán. Ông La Quảng Bân(Luo Guangbin), tác giả của cuốn tiểu thuyết “Hồng Nham”, và các ông Đinh Địa Bình(Ding Diping),Trần Nhiên(Chen Ran), Lưu Quốc Chí(Liu Guozhi) từng bị bắt giam tại đây. Sau khi được biết đất nướcTrung Quốc mới thành lập, họ không thể kìm nén được sự phấn khởi và vui mừng, và tin rằng Trùng Khánh sắp được giải phóng. Họ tự tay thêu lá cờ đỏ 5 sao theo trí tưởng tượng của mình, chuẩn bị đợi đến khi Trùng Khánh được giải phóng sẽ giương cao ngọn cờ đỏ lao ra khỏi phòng giam để đón chào thời khắc xúc động này. Tuy nhiên, vào ngày xảy ra sự kiện "Thảm Sát 27/11" ở Trùng Khánh, chỉ có ông La Quảng Bân(Luo Guangbin) được thoát được ra ngoài. Các vị tiền bối liệt sĩ của Bạch Công Quán không hề sợ chết, chỉ có niềm tin vững chắc đối với thắng lợi của cách mạng.